Soạn Bài: Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê (Siêu Ngắn)
Đây là câu truyện đầy nghẹn ngào nước mắt và quyến luyến của 2 anh em Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn mà 2 anh em phải chia tay nhau mỗi người một ngả. Những giây phút chia tay quyến luyện, da diết không thôi. Thủy về quê ngoại với mẹ và Thành ở lại với b̔ 9;, Thành đã nghĩ có thể 2 anh em " sẽ xa nhau mãi mãi".
Tác giả đã xây dựng thành công hai nhân vật chính Thành và Thủy với những dòng cảm xúc dâng đầy.
a, Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất (xưng tôi).
Việc lựa chọn ngôi kể này, là cách tốt nhất để nhân vật có thể bộc bạch được tâm trạng, tình cảm, suy nghĩ của mình một cách trực tiếp và chân thực nhất. Khi nhân vật xưng tôi, giúp tăng thêm sự tin tưởng, đó là câu chuyện thật của nhân vật, ngoài ra cũng tạo ra cảm giác thân quen, gần gũi, như 1 lời tâm sự của nhân vật.
b, Với nhan đề của tác phẩm, gợi ra cho chúng ta những ẩn ý sâu xa về một câu chuyện mang giá trị nội dung sâu sắc. Thực tế, những con búp bê không thể có tình cảm , không thể chia tay nhau, búp bê là đồ vật vô tri vô giác mà tác giả lại lấy nó làm nhan đề. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, tác giả muốn nói đến, đây là cuộc chia tay không nên có à không đáng có nhưng nó vẫn xảy ra do tác động của các yếu tố ngoại quan. Những con búp bê gắn với tuổi thơ và là k 881; niệm của 2 anh em Thành và Thủy, giờ nếu bọn nó phải chia tay, thì Thủy và Thành cũng phải mỗi người một nơi chăng.
Các chi tiết trong truyện cho thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau :
+ " Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc"
+ "Anh em tôi rất thương nhau"
+ Thành làm áo rách, không dám về sợ mẹ mắng, Thủy đã mang kim chỉ đến tận sân vận động vá áo cho Thành.
+ "chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện"
+ "Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em"
+ "Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi"
+ "Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ"
+ Nghĩ đến việc phải chia tay, 2 anh em đều khóc thút thít, bịn rịn
+ Thành nhường Thủy đồ chơi, còn Thủy cũng muốn bảo đồ chơi để lại cho Thành
Trong lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia con búp bê Vệ Sĩ và Con Em nhỏ ra hai bên rát mâu thuẫn. Thủy nói " sao anh ác thế", rồi một lúc sau đem hai con búp bê đặt vào chỗ cũ. Thực chất là trong lòng Thủy không muốn hai con búp bê phải dời chỗ quen thuộc của chúng, cũng như Thủy không muốn 2 anh em phải chia xa.
*Nếu theo câu truyện, thì không có cách giải quyết được mâu thuẫn đó, Tác giả xây dựng lí do rất đỗi hợp lí (bố mẹ 2 em li hôn) bởi vậy việc phải chia xa dù 2 anh em không muốn cũng phải xảy ra. Trừ khi bố mẹ của Thủy và Thành cùng ngồi lại và suy nghĩ về tương lại về tình cảm và hạnh phúc gia đình, cũng như có thể suy nghĩ nhiều hơn để gìn giữ và trân trọng tình cảm giữa Thành và Thủy
*Kết thúc truyện, Thủy đã đem con Em nhỏ đặt bên cạnh Con Vệ Sĩ. Qua hành động đó, gợi lên cho chúng ta về tình thân sâu sắc giữa anh em ruột thịt, đó là tình cảm không thể nào chối bỏ và dù có phải xa cách thì đó vẫn là tình cảm đẹp đẽ và bất diệt.
Câu 5Chi tiết khiến em cảm động nhất là khi cô giáo và cả lớp bàng hoàng là khi Cô giáo tặng Thủy một cuốn sổ và cây bút Thủy nói: " Thưa cô em không dám nhận, em không được đi học nữa" . "Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán"
Vì: Một tuổi thơ của một đứa trẻ là phải được đến lớp, được học hành, gặp gỡ bạn bè thầy cô, và được vui chơi. Nhưng chỉ vì chuyện của bố mẹ mà Thủy phải dời xa lớp học, xa bạn bè, thầy cô, và mất đi một quãng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò. Khi các bạn cùng trang lứa được vui chơi học tập, thì Thủy sẽ phải ra chợ bán thúng hoa quả mà mẹ em sẽ sắm cho em . Vậy thì còn đâu nữa, một tuổi thơ đẹp, một tuổi thơ đáng nhớ và ước ao.
Giải thích về tâm trạng của Thành khi dắt Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại "kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật"
Đối với những đứa trẻ như Thành và Thủy, nỗi buồn lớn nhất là mất đi những thứ mà chúng gìn giữ và trân trọng nhất. Chính vì vậy, khi đối diện với hoàn cảnh hai anh em sắp phải chia xa, phải xa người anh, người em luôn gắn bó với mình mỗi ngày, đặc biệt là phải xa nhau về môi trường sống, chia nhau cả bố mẹ (Thủy ở với mẹ, Thành ở với bố), thì còn nỗi buồn nào hơn thế. Trong lòng Thành hẳn sẽ nghĩ rằng mọi người ai cũng sẽ tiếc thường, ai cũng sẽ buồn t ủi cho việc chia xa của hai anh em. Không như những gì Thành đã nghĩ, và những sự việc xảy ra trong cuộc sống là hiển nhiên. Chẳng qua, ở đây là do Thành còn quá bé, với suy nghĩ của Thành, em không thể biết được rằng, mọi thứ trong cuộc sống vẫn luộn vận động, thay đổi dù có chuyện gì xảy ra. Con người, ai rồi cũng sẽ không để ý đến những việc không phải của mình. Sự thật đó buồn, nhưng nó vẫn là sự thật. Cảnh vật, cuộc sống, mọi thứ đều vẫn phải tươi & #273;ẹp theo quy luật tự nhiên của nó. Chỉ có Thành và Thủy khi đứng trước hoàn cảnh đó mới phải chấp nhận nỗi buồn, nỗi buồn chia xa không đáng có, nhưng vẫn phải chấp nhận.
Theo em qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người một thông điệp "Tuổi thơ là vô giá, đừng để lại những dấu ấn xấu với khoảng thời gian tươi đẹp của trẻ". Đừng cướp đi khoảng thời gian, miền kí ức tuổi thơ về tuổi lưu bút của các em chỉ vì sự ích kỉ và vô tâm của bố mẹ. Tất cả các em, đều cần được yêu thương, cần tổ ấm, và đừng cố tính làm tan vỡ, chia rẽ những tình cảm đẹp đẽ tốt đẹp giữa những ng ười thân trong gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ"