Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 7 Bài 21: Ôn Tập Chương Iv
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Nguyên tắc để tuyển lựa, bổ dụng quan lại thời Lý - Trần là
A. phải xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
B. phải có bằng cấp.
C. phải có học vấn.
D. phải vượt qua các kì thi.
Thể chế nhà nước thời Lý - Trần là
A. quân chủ quý tộc.
B. quân chủ quan liêu chuyên chế
C. quân chủ lập hiến.
D. dân chủ chủ nô.
Thể chế của nhà nước thời Lê sơ là
A. cộng hoà.
B. quân chủ lập hiến.
C. quân chủ quý tộc.
D. quân chủ quan liêu chuyên chế.
Bộ luật được ban hành thời Lê sơ là
A. Luật Hồng Đức.
B. Hình thư.
C. Hình luật.
D. Luật Gia Long.
Bộ luật được ban hành thời Lý là
A. Hình luật
B. Hình thư.
C. Luật Gia Long.
D. Luật Hồng Đức.
Bộ luật được ban hành thời Trần là
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Thời Lý - Trần, tôn giáo chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng là
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Hồi giáo.
Thời Lê sơ, chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng là
A. Nho giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Hồi giáo.
Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở chương IV SGK Lịch sử 7 đề phân tích và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.
Nguyên tắc để tuyển lựa, bổ dụng quan lại thời Lý - Trần là phải xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
1.A 2.A 3.D 4.A
5.B 6.B 7.A 8.A
Dựa vào nội dung các kiến thức đã học về văn học, khoa học nghệ thuật và tình hình giáo dục, khoa cử thời Lê sơ SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.
- Giáo dục: dựng lại Quốc Tử Giám, mở trường học...
- Văn học: chữ Hán chiếm ưu thế, chữ Nôm có một vị trí quan trọng
- Khoa học - nghệ thuật: đạt được những thành tựu mới, kiến trúc và điêu khắc phát triển.
Chứng minh: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần.
Từ nội dung các kiến thức đã học về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ SGK Lịch sử 7 để phân tích, chứng minh
- Ở trung ương: đứng đầu là vua, giúp vua là 6 bộ.
- Ở địa phương: các đơn vị hành chính được phân chia thống nhất.
Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần.
- Ở trung ương: đứng đầu là vua, giúp vua là 6 bộ trực tiếp chịu trách nhiệm trước vua. Các bộ quản lí, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của nhà nước. Các cơ quan giúp việc được thiết lập đầy đủ, nhiệm vụ rõ ràng.
- Ở địa phương: các đơn vị hành chính được phân chia thống nhất... Đào tạo, tuyển dụng quan lại chủ yếu bằng thi cử.
Sự khác nhau giữa thời nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần?
Dựa vào các kiến thức đã học để phân tích, trả lời câu hỏi.
- Thời Lê sơ, quyền tập trung vào tay vua, bỏ chức quan cao nhất.
- Ớ địa phương đều có ba ti cai quản.
- Nhà Lý là nhà nước quân chủ quý tộc, thời Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu.
Sự khác nhau giữa nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần :
- Thời Lê sơ, quyền hành tập trung vào tay vua cao hơn.
- Bãi bỏ các chức quan cao nhất.
- Ớ địa phương : các đạo thừa tuyên đều có ba ti cai quản.
- Đặc điểm của nhà nước thời Lý - Trần là nhà nước quân chủ quý tộc, còn nhà nước thời Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Về luật pháp, giữa nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì giống và khác nhau ?
Xem lại mục 3. Luật pháp thời Lê sơ trang 96 SGK Lịch sử 7 để phân tích
- Giống nhau: mang tính giai cấp và đẳng cấp, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, khuyến khích nông nghiệp, ổn định xã hội.
- Khác nhau: Bộ luật Hồng Đức được ban hành ở thời Lê
Về luật pháp, giữa nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.
- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,...
Xã hội thời Lê sơ và thời Lý - Trần có những giai cấp, tầng lớp nào? Điểm khác nhau cơ bản là gì?
Từ các kiến thức ở mục 2. Xã hội thời Lê sơ trang 98 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.
- Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội là thống trị và bị trị
- Điểm khác nhau cơ bản:
+ Thời Lý - Trần: nô tì chiếm số đông trong xã hội.
+ Thời Lê sơ: tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển
- Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội:
+ Giai cấp thống trị bao gồm: quý tộc, địa chủ.
+ Giai cấp bị trị bao gồm: nông dân, nô tì.
- Điểm khác nhau cơ bản:
+ Thời Lý - Trần: tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền hành; nông dân, nô tì chiếm số đông trong xã hội.
+ Thời Lê sơ: tầng lớp nô tì giảm và được giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển.